buonduyendang.net + nhạc sỹ Lam Phương

Lam Phương (sinh 20 tháng 3 năm 1937), tên thật là Lâm Đình Phùng, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng.

Thân thế
Ông sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm.

Khi mới 15 tuổi ông đã sáng tác bản “Chiều thu ấy” nhưng mãi đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài “Kiếp nghèo” và “Chuyến đò vĩ tuyến”.
Nhạc của ông chuộng điệu mambo nhưng đa dạng với rất nhiều đề tài. Nói lên cảm xúc về cuộc di cư năm 1954 có “Chuyến đò vĩ tuyến”, “Nhạc rừng khuya”, “Đoàn người lữ thứ” và “Nắng đẹp miền Nam”.

Năm 1958 ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và nhạc của ông cũng phản ảnh chiến cuộc với những bản “Tình anh lính chiến”, “Chiều hành quân”, “Đêm dài chiến tuyến”. Ông tham gia với Đài Phát thanh Quân đội và Biệt đoàn Văn nghệ.

Ngoài sinh hoạt âm nhạc, ông còn cộng tác với ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch “Sống” của kịch sĩ Túy Hồng.

Năm 1975 ông rời Sài Gòn trên con tàu Trường Xuân với 4.000 người vào ngày 30 tháng 4. Tàu hỏng máy nhưng được một thương thuyền Đan Mạch kéo vào Hương Cảng tỵ nạn. Lam Phương được định cư đi Mỹ nhưng sau rời sang Paris, Pháp.
Thời gian ở hải ngoại sáng tác của ông mang tính cách tình cảm hơn.
Năm 1995 ông trở về định cư ở Hoa Kỳ.

Đầu năm 1999 Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Sức khỏe đã phục hồi một phần tuy không được như xưa.
Các thế hệ ca sĩ nổi tiếng theo dòng nhạc trữ tình đều trưởng thành từ dòng nhạc của Lam Phương.

Trung tâm Thúy Nga đã thực hiện 4 chương trình về nhạc Lam Phương:
Paris By Night 22: 40 Năm âm nhạc Lam Phương
Paris By Night 28: Lam Phương 2 – Dòng nhạc tiếp nối – Sacrée Soirée 3
Paris By Night 88: Lam Phương – Đường về quê hương
Paris By Night 102 : Nhạc Yêu Cầu Lam Phương

Danh sách các nhạc phẩm của Lam Phương (chưa đầy đủ).
Bài Tango cho em
Bài thơ không đoạn kết
Bé yêu
Biển sầu
Biển tình
Biết đến bao giờ
Bọt biển
Bức tâm thư (lời Phương Nhật Hồ)
Buồn
Buồn chi em ơi
Buồn không em
Cám ơn người tình
Chắp tay nguyện cầu
Chỉ có em
Chỉ còn là kỷ niệm
Chiếc áo mùa đông
Chiều hành quân (1958)
Chiều hoang
Chiều hoang đảo
Chiều hoang vắng
Chiều tàn
Chiều Tây Đô
Chiều thu ấy (lời Cẩm Huệ)
Chờ
Cho em quên tuổi ngọc
Chờ một ngày
Chờ người
Chúc mừng
Chung mộng
Chuyện buồn ngày xuân
Chuyến đò vĩ tuyến
Chuyến tàu Thống Nhất (lời Hồ Đình Phương)
Chuyện tình nàng Tô Thị
Cỏ úa
Con đường tôi về (lời Lê Tín Hương)
Con tàu định mệnh
Đà Lạt cô liêu
Đánh mất đêm vui
Đêm dài chiến tuyến
Đêm tiền đồn
Đèn khuya
Đoạn cuối một cuộc tình
Đoàn người lữ thứ
Đơn côi
Đừng để tôi biết em dối gian
Dòng lệ
Đường về quê Hương
Duyên kiếp
Em đi rồi
Em là tất cả
Gác vắng
Giã từ người yêu
Giòng lệ
Giọt lệ sầu
Giọt lệ tình
Hạnh phúc mang theo
Hạnh phúc trong tầm tay
Hẹn một mùa xuân (Tôi sẽ về)
Hoa đầu mùa
Hương thanh bình
Khóc mẹ
Khóc thầm
Khúc ca ngày mùa
Kiếp nghèo
Kiếp phiêu bồng
Kiếp tha hương
Kiếp ve sầu
Lá thư xuân
Lá thư miền Trung (lời Hồ Đình Phương)
Lầm
Lạy trời con được bình yên
Lời yêu cuối
Mất
Mình mất nhau bao giờ
Mộng ước
Một đêm trăng
Một đời tan vỡ
Một kỷ niệm
Một mình
Một thời hoa mộng
Mưa lệ
Mùa hoa phượng (lời Hoàng Thi Thơ)
Mùa thu yêu đương
Mùa xuân không còn nữa
Nắng đẹp Miền Nam (lời Hồ Đình Phương)
Ngày buồn
Ngày em đi
Ngày hạnh phúc
Ngày tạm biệt
Nghẹn ngào
Nguyện cầu cho người
Nhạc rừng khuya
Như giấc chiêm bao
Những gì cho em
Niềm vui không trọn vẹn

Leave a Reply